GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG QUA VIỆC TRỒNG RAU CỦA TRƯỜNG TH BÌNH HÒA

“Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đây là mô hình giúp học sinh rèn luyện kỹ năng sống, biết trân trọng giá trị và thành quả của lao động. Đồng thời, nguồn rau sạch từ công sức của thầy cô giáo và học sinh được đưa vào sử dụng trong các bữa ăn bán trú nhằm giải quyết vấn đề lo ngại về an toàn thực phẩm trong trường học.

Khi tham gia vào hoạt động trồng rau sạch, học sinh sẽ phải vận dụng kiến thức đã học trong các môn học để từ đó nghiên cứu cách trồng rau sạch (khảo sát, cải tạo chất lượng đất trồng; chọn phân bón; cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh…). Từ việc tham gia hoạt động trải nghiệm đó, các em sẽ được vận dụng kiến thức được học ở trong trường, qua đó học sinh được mở rộng, tìm tòi, sáng tạo hơn trong kiến thức.

Được BGH nhà trường tạo điều kiện phân lô cung cấp mỗi lớp khối Bốn và Năm được chia 1 luống đất để trồng rau. Các lớp họp nhau lại bàn bạc gieo trồng các loại rau nào cho học sinh dễ chăm sóc. Kết quả, các lớp đã chọn lựa được các loại rau phù hợp cho học sinh gieo trồng. Các loại rau chủ yếu được chọn gieo trồng là: mồng tơi, rau đay, các loại cải, rau muống, rau lang, đậu bắp, rau dền, xà lách, ngò rí…

     Các lớp mua sắm chuẩn bị dụng cụ làm vườn rất đầy đủ như: cuốc, xẻng, bình tưới nước, xô chậu, ống dẫn nước, bay xới đất,… Mua thêm phân, tro trấu, xơ dừa, đất phù sa, phân đạm,… để chăm sóc vườn rau của lớp mình.

BinhHoa1

(Từ một bãi đất trống nhiều sỏi đá phía sau khu B, nhà trường mua đất màu để cải tạo thành vườn trồng rau)

BinhHoa3

(Những luống đất màu được hình thành nên nền bãi đất nhiều sỏi đá cũ)

 

( Học sinh được giáo viên hướng dẫn và thực hành kĩ năng cuốc đất, rải phân tro…)

binhhoa4binhhoa5

( Học sinh rất hào hứng học và thực hành kĩ thuật gieo hạt)

BinhHOa6BinhHoa7

(Cô trò cùng chăm sóc: nhổ cỏ và tưới rau)

Việc triển khai mô hình trồng rau sạch nhằm giúp trang bị cho học sinh các kỹ năng sống, kỹ năng làm việc cá nhân và theo nhóm. Từ khi có vườn rau, cả cô lẫn trò đều thích thú, lúc nào cũng muốn lên thăm và chăm chút cho nó. Không chỉ có thêm thực phẩm sạch mà các em còn được học nhiều điều bổ ích như chăm sóc cây trồng, yêu thực vật và sẽ thích ăn rau nhiều hơn khi được trường lấy rau đó để chế biến. Đây cũng là cách giúp cả cô và trò yêu trường, mến lớp hơn.

BinhHoa8

Kết quả sau 5 tháng gieo trồng và thu hoạch các lớp hầu hết đã được thu hoạch 2 lần, chuẩn bị thu hoạch lần thứ 3 vào trước nghỉ Tết nguyên đán. Tiền thu hoạch từ bán rau tự trồng các lớp để dành mua tăm ủng hộ người mù, mua hoa, cây xanh trang trí lớp học và góp một phần vào quỹ ủng hộ học sinh nghèo ăn Tết trong chương trình Xuân ấm áp lần thứ 2 của trường tổ chức.

 

(Học sinh cùng nhau thu hoạch rau sạch do tự tay mình chăm sóc)

Qua công việc này giáo viên và học sinh trường TH Bình Hòa thấy việc trồng rau sạch có nhiều lợi ích. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh: Kĩ năng lao động, kĩ năng làm việc cá nhân, kĩ năng làm việc theo nhóm. Giáo viên và học sinh cùng tham gia lao động nên tăng cường sự sẻ chia, đoàn kết và gắn bó trong tập thể lớp, đồng thời cô trò được ăn rau sạch, giải quyết được vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Đúng như câu ca dao giáo dục học sinh về giá trị của lao động:

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Tác giả: GV Tiểu học Bình Hòa; Ảnh: Đặng Thị Chung)